Cách tác động tích cực đến độc giả bằng "Dòng chảy chuyển đổi"
Viết một cuốn sách có thể tạo ra sự chuyển hóa mạnh mẽ cho độc giả đòi hỏi không chỉ nội dung chất lượng mà còn cần một hành trình "đúng và trúng"
Một phản hồi rất thú vị mà mình nhận được trong khoá học "Viết sách cùng AI" là sự tương đồng giữa quá trình xây dựng một nội dung tạo sự chuyển hoá cho độc giả với việc vận hành của doanh nghiệp. Mình xin chia sẻ nguyên văn ý kiến của anh Trần Xuân Hải - một chuyên gia về thiết kế doanh nghiệp, dịch giả của gần 10 cuốn sách, cũng là học viên lớp "Viết sách cùng AI" 01.
(Lớp học "Viết sách cùng AI" được tổ chức bởi mình và anh Lương Dũng Nhân - một chuyên gia giáo dục tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng AI, nhà khai vấn, tác giả sách. Thông tin bạn có thể xem thêm tại đây)
"Tôi rút ra rằng, việc viết sách cũng như hoạt động của một công ty.
Bản chất của một công ty là 1 nhóm người (Nhân viên, Nhà cung cấp, Cổ đông) hợp tác lại để đem lại giá trị cho một nhóm người cụ thể khác (Khách hàng) - qua đó chính nhóm người đầu cũng nhận được giá trị. Drucker có nói là doanh nghiệp chỉ có 2 chức năng chính: Marketing & Innovation.
Trong trường hợp viết sách là một tình huống cụ thể, trong đó toàn bộ nhân viên và cổ đông gom về 1 (chính mình) và mình qua trò chuyện với "khách hàng" (độc giả) thuyết phục họ tin, thay đổi, chuyển hóa (transformation book) theo 1 bộ lý luận của mình (framework, flow...).
Khi mình hiểu họ cực kỳ rõ, hiểu mình cực kỳ rõ, hiểu cái mình đem lại cho họ cực kỳ rõ ("sản phẩm" của mình: cuốn sách), thì việc mình chọn cách trò chuyện như thế nào thì sẽ có vô vàn cách, vô vàn con đường trò chuyện khác nhau mà vẫn hiệu quả.
Mình hoàn toàn đồng ý với anh Hải. Cuốn sách là cách chúng ta trò chuyện với người đọc, phải làm sao để khi cuốn sách đại diện cho chúng ta, không có tác giả hiện diện trực tiếp mà độc giả vẫn tin, yêu, hiểu, làm và tạo ra kết quả.
Trong hành trình viết sách, một trong những khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là trải nghiệm mà độc giả cần trải qua thông qua những trang sách của bạn để có được sự chuyển hoá. Trong quá trình làm việc cùng các tác giả, mình nhận thấy những tác giả mới bắt đầu thường sẽ đi thẳng vào nội dung mà mình muốn nói, mà không suy nghĩ về việc đâu là hành trình tiếp nhận thông tin tốt nhất cho độc giả. Điều này dẫn tới độc giả có thể bỏ qua cuốn sách ngay từ hiệu sách, hoặc mua sách nhưng rồi không đọc, hoặc đọc nhưng rồi không thực hành.
> Hãy thử nghĩ lại, có bao nhiêu cuốn sách bạn mua rồi không đọc, hoặc đang đọc dở mà không đọc hết được?
> Và có bao nhiêu cuốn sách bạn có thể đọc hết, đưa được kiến thức từ sách thành của mình và ứng dụng hiệu quả cho cuộc sống?
Điểm khác nhau của những cuốn sách này là gì?
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách mà bạn, với tư cách là tác giả, có thể xây dựng sự chuyển hóa này một cách chiến lược, đảm bảo rằng cuốn sách của bạn để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài và tạo nên sự thay đổi hiệu quả cho độc giả.
Công thức From X to 10X
Bạn hãy hình dung độc giả của bạn hiện tại với tư duy, kĩ năng, thái độ ở vị trí X. Và sau khi đọc cuốn sách của bạn, bạn muốn họ sẽ thay đổi như thế nào?
Cũng giống như khi bạn đọc sách, độc giả của bạn cũng sẽ bị lôi cuốn, bận rộn với rất nhiều những thông tin, hoạt động khác của cuộc sống. Vậy điều gì sẽ giữ chân họ lại với cuốn sách của bạn? Câu trả lời chính là lời hứa mà bạn đưa ra và cách bạn thực hiện lời hứa đó với độc giả - để giải quyết VẤN ĐỀ mà họ đang gặp phải.
Keep reading with a 7-day free trial
Subscribe to The Transformation Book to keep reading this post and get 7 days of free access to the full post archives.